3 nguyên nhân khiến gà bị tiêu chảy nặng và cách phòng ngừa
Gà bị tiêu chảy nặng thường xuyên xuất hiện ở gà cũng như nhiều loại gia cầm khác, trong điều kiện nuôi nhốt không đảm bảo điều kiện vệ sinh, chế độ dinh dưỡng. Hôm nay cùng Dagathomo sẽ phân tích về những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy trên gà cũng như biện pháp và cách cải thiện tình trạng sức khỏe của gà.
Biểu hiện của gà bị tiêu chảy nặng
Bệnh tiêu chảy là một loại bệnh tiêu hóa thường thấy ở gia cầm. Khi không được điều trị đúng cách, khiến tình trạng bệnh kéo dài, dẫn đến gà bị tiêu chảy nặng hơn, đường ruột ngày càng xấu đi, gà trở nên còi cọc, chậm lớn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Bệnh tiêu chảy có thể được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
- Gà bị tiêu chảy nặng đi ngoài ra phân xanh trắng hoặc kèm theo chất lỏng. Sở dĩ xảy ra hiện tượng đó là do khi gà bị tiêu chảy, phân trắng đọng lạ ở bộ phận hậu môn, khiến chúng không để đi tiểu được, dẫn đến tình trạng nước tiểu sẽ chảy ra ngoài kèm với mũi phân. Biểu hiện rõ ràng nhất là phân gà sẽ ở dạng sệt lỏng, không thể hình thành khuông, thậm chí bị lẫn chung với máu.
- Biểu hiện thứ hai rất dễ nhìn thấy là phần phía sau phao câu của gà bị tiêu chảy nặng luôn bị dính bẩn, các lông tơ bị dính với nhau tạo thành mảng khô cứng như một nắp đậy hậu môn, hiện tượng này ở gà còn bé sẽ nguy hiểm đến tính mạng do không thể đi ngoài.
- Những khu vực nuôi nhốt gà bị tiêu chảy thường có mùi hôi tanh bất thường. Chúng có thể là do máu, protein lẫn trong phân gây ra. Phân lỏng cũng khiến chuồng trại luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Gà sẽ có dấu hiệu lờ đờ, chậm chạp, lông khô xơ xác, mắt liu diu, đít hóp, chân khô, ít di chuyển. Gà thường hay đứng gần khu vực có nước uống hoặc núp dưới bóng râm.
Nguyên nhân khiến gà bị tiêu chảy nặng
Gà bị tiêu chảy nặng là do hệ tiêu hoá bị suy giảm chức năng, khiến các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hoàn toàn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bệnh thường xuyên xuất hiện, tái đi tái lại nhiều lần, nhưng thường được chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính sau.
Gà bị tiêu chảy nặng do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng
Nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh tiêu chảy ở gà là do giun sán hoặc vi khuẩn, vi rút như: virus Rota, Salmonella pullorum, E.coli, Campylobacter,..gây nên tổn thương đến hệ tiêu hoá của gia cầm.
Khi bị lây nhiễm khuẩn cầu trùng, lớp màn ruột sẽ bị tổn thương, khiến máu cùng huyết tương bị rò rỉ ra ngoài, tạo thành môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho nhiều vi khuẩn gây hại tiêu hoá sinh sôi phát triển mạnh mẽ hơn, sản sinh lượng lớn độc tố khiến gà bị tiêu chảy nặng thêm.
Đối với gà bị nhiễm cầu trùng là do quá trình mà chúng ta vệ sinh kém có triệu chứng bao gồm con gà của bạn sẽ ốm yếu, đầu hay cúi xuống, lông sụt vào, tiêu chảy ra máu cũng như tình trạng chết trên gà con xảy ra rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Trong quá trình cho ăn, người chăn nuôi sử dụng thức ăn có hàm lượng protein quá cao cũng gây ra tình trạng gà bị tiêu chảy nặng. Ngược lại thì khi bạn có ăn thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ các dưỡng chất thiết yếu cũng gây ra biểu hiện của tình trạng bệnh này và nhiều bệnh lý khác mà có biểu hiện tương tự.
Không sử dụng thức ăn có sống có chưa ký sinh trùng, mầm bệnh như ốc từ vùng nhiều giun sán. Tuy những thức ăn này rất giàu dinh dưỡng cho gà, nhưng rất khó kiểm soát tình hình bệnh tật, chúng thường trở thành vật trung gian đưa ký sinh trùng vào trong hệ tiêu hoá của gia cầm nuôi.
Tránh việc sử dụng ngũ cốc bị nấm mốc, để qua đêm, thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng. Những nấm mốc này sẽ tác động trực tiếp đến thành ruột gà, gây viêm ruột, lở loét, làm giảm hiệu suất tiêu hoá, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém.
Ngoài ra thì việc thức ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu các chất vi khoáng cần thiết, gây mất cân bằng điện giải, làm giảm sức đề kháng, khiến gà luôn trong trạng thái khát nước để bù khoáng chất thiếu hụt, điều này vô tình khiến hệ tiêu hoá bị thừa lượng lớn nước lọc, gây áp lực lên hệ bài tiết và hệ tiêu hoá.
Điều kiện môi trường chăn nuôi
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ tổng thể của gà, bơi đây là nơi gà sinh hoạt 24/24. Nếu khu vực chăn nuôi haowcj nuôi nhốt không đảm bảo vệ sinh, các chất thải không được thu gom thường xuyên sẽ dẫn đến vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều hơn, dễ dàng xâm nhập khiến gà bị tiêu chảy nặng.
Việc người chăn nuôi không thường xuyên dọn chuồng trại cũng là nguyên nhân khiến việc phát hiện dấu hiệu gà bị tiêu chảy bị trễ, khiến mầm bệnh lây lan nhanh, khó khăn trong vấn đề điều trị sau này.
Ngoài ra thì các yếu tố điều kiện tự nhiên như mưa gió, khói bụi, ánh nắng,.. đều có ảnh hưởng trực tiếp đến gà. Nếu môi trường thường xuyên bị nước làm ướt gây nên sự ẩm ướt liên tục sẽ khiến gà bị cảm lạnh; nắng nóng kéo dài gà sẽ bị mất nước, mệt mỏi,.. làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm lấn.
Cách điều trị cho gà bị tiêu chảy nặng nhanh khỏi
Muốn điều trị cho gà bị tiêu chảy nặng thì anh em cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bị bệnh, tình trạng bệnh hiện tại và cả độ tuổi của gà để có thể lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
Việc đầu tiên chúng ta cần làm là nhanh chóng phát hiện và tách những con gà bị tiêu chảy nặng, gà bị tiêu chảy thường ra riêng khỏi đàn để cách ly, tránh tình trạng lây lan chéo cho nhau (chữa hết con này thì đến con kia lây ngược lại).
Sau đó sẽ sử dụng thuốc đặc trị riêng biệt theo hướng dẫn của bác sĩ thú y hoặc các loại thuốc kê đơn điều trị tại nhà, các dạng thuốc nước bổ sung vi sinh, men tiêu hoá có lợi cho đường ruột,… nếu trình trạng gà không quá nặng. Đối với những con bị nhiễm ký sinh trùng thì cần nhanh chóng xổ giun sán cho chúng. Và luôn nhớ cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý để gà có thể phục hồi sức khoẻ mạnh chóng.
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa gà bị tiêu chảy nặng
Để ngăn ngừa tình trạng gà bị tiêu chảy nặng thì người chăn nuôi cần thực hiện kết hợp các biện pháp dưới đây
- Muốn ngăn ngừa và kiểm soát dọn cầu trùng này bằng cách các bạn tránh nuôi chung nhiều lứa chung với nhau, hạn chế việc lây bệnh từ gà trưởng thành sang con non.
- Cần thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải của gà khỏi không gian sống, đặc biệt là khu vực ăn uống.
- Khi cho ăn cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, thức ăn đủ cho một lần, tránh dư thừa gà ăn đi ăn lại nhiều lần. Dọn sạch máng ăn, bể uống ít nhất mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc mỗi lần trước khi cho ăn
- Tiến hành phun thuốc khử độc, tiêu trùng định kỳ cho chuồng trại. Vào những ngày mưa kéo dài có thể tiến hành rải vôi sống chung quanh, vừa giúp tiêu trùng, cân bằng độ Ph cho đất mà còn giúp làm ấm không gian.
- Khu nuôi nhốt gà cần đảm bảo kín gió, không bị dột ướt mưa, không quá nóng, không quá lạnh, phân cách khu vực ăn uống, ngủ, sinh hoạt riêng biệt.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin cần biết về biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa gà bị tiêu chảy nặng dành cho các trại chăn nuôi cũng như những người nuôi gà đá chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe, kỹ năng chăm sóc gà hoặc muốn theo dõi, tham gia các trận đá gà chuyên nghiệp trực tuyến thì nhanh tay truy cập vào trang web nhà cái Dagathomo để biết thêm chi tiết