Cách điều trị gà bị khô chân teo lườn nhanh khỏi

Gà bị khô chân teo lườn – bệnh lý thường gặp ở gia cầm nuôi, khiến cho các chiến kê trở nên ốm yếu, mất khả năng thi đấu, thậm chí là tử vong. Trong bài viết này Dagathomo sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin quan trọng liên quan đến căn bệnh khô chân teo lườn, cũng như cách nhận biết các giai đoạn của bệnh và phương án điều trị cho gà nhanh khỏi.

Tìm hiểu thông tin chung về gà bị khô chân teo lườn

Các thông tin về bệnh khô chân teo lườn mà hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sẽ bao gồm tìm hiểu về khái niệm bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh, biểu hiện chính thường gặp, từ đó đưa ra được phương hướng điều trị thích hợp.

Gà bị khô chân teo lườn là bệnh gì?

Gà bị khô chân teo lườn còn được gọi là bệnh khô lườn ở gà. Đây là tình trạng của bệnh lý gây ra bởi nhiễm trùng hoặc tổn thương ở phần chân và lườn gà lâu ngày. Bệnh này làm cho chân và lườn trở nên khô cứng, teo lại, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển, ăn uống của của chúng.

Bệnh khô chân teo lườn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà như: giảm năng suất trứng và thịt, tăng nguy cơ tử vong, tăng chi phí điều trị và thời gian chăm sóc, gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Chính vì vậy cần nâng cao các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh này.

Gà bị khô chân teo lườn là bệnh gì?
Gà bị khô chân teo lườn là bệnh gì?

Nguyên nhân gà bị khô chân teo lườn

Nguyên nhân khiến gà bị bệnh khô chân teo lườn phần lớn là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng,.. Cụ thể như sau:

  • Vi khuẩn Staphylococcus aureus: vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua có vết thương hở do trầy xước, tổn thương da,..Nó gây ra viêm nhiễm, tổn thương mô biểu bì, dẫn đến khô da, chết da, lở loét,..
  • Vi khuẩn Escherichia coli: Chủng vi khuẩn E.coli thường tồn tại trong hệ tiêu hoá của các vật chủ. Nhưng nếu gà bị suy giảm hệ miễn dịch, chúng có thể xâm nhập vào các khu vực tổn thương gây nhiễm trùng, vết thương bị sưng, mưng mủ,..
  • Vi khuẩn Salmonella: nhiễm khuẩn Salmonella gây viêm da, viêm khớp, tổn thương các mô, ngăn cản quá trình hình thành tế bào sống mới ở chân và ức gà.
  • Nấm Aspergillus: trong môi trường ẩm ướt, nấm Aspergillus dễ dàng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, các bào tử nấm phát tán trong không khí, xâm nhập vào cơ thể gia cầm thông qua đường hô hấp hoặc vết thương trên da. Nó gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Nấm Candida: loại nấm này có thể gây nhiễm trùng da, đặc biệt là ở các vùng ẩm ướt như chân và lườn gà.
  • Nấm bệnh mốc: nấm có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước, khiến da non khó hình thành, gây viêm, sưng,..
  • Giun móc, giun kim: Nhiễm giun kim, giun móc có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, suy yếu hệ miễn dịch ở gà, làm trùng nguy cơ bị nhiễm trùng và bệnh khô chân teo lườn,..

Biểu hiện của gà bị khô chân teo lườn

Gà bị khô chân teo lườn di chuyển khó khăn
Gà bị khô chân teo lườn di chuyển khó khăn

Khi quan sát chân và lườn gà rất dễ nhận thấy các biểu hiện của bệnh khô chân teo lườn. Dấu hiệu rõ ràng nhất là phần chân bị khô cứng, teo lại so với bình thường; cả da chân và lườn đều bị sạm màu, khô nứt. Ngoài ra gà bị bệnh cũng sẽ ăn uống kém, sụt cân đột ngột, di chuyển khó khăn, chậm chạp, lười vận động,..Diễn biến của bệnh có thể chia thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn sớm: gà bắt đầu có dấu hiệu sớm như khó cử động, da chân hơi khô, sạm màu.
  • Giai đoạn tiến triển: Chân và lườn gà bị khô cứng teo rõ rệt hơn, khó đi lại, bỏ ăn uống, đứng rủ đầu, mắt lờ đờ.
  • Giai đoạn nặng: gà bị tàn tật hoàn toàn, không thể đi lại, không thể ăn uống được, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Sau khi nhận thấy các biểu hiện trên, cần kiểm tra kỹ hơn những khu vực bị tổn thương để biết chính xác mức độ tổn thương của con bệnh, kịp thời đưa ra phương pháp chăm sóc, điều trị nhanh chóng nhất, hạn chế những thiệt hại gây ra cho đàn.

Cách điều trị gà bị khô chân teo lườn

Để có thể điều trị dứt điểm người chăn nuôi bắt buộc phải kết hợp 3 phương pháp điều trị y tế theo chỉ dẫn bác sĩ thú y, chăm sóc nuôi dưỡng đúng cách, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh.

  • Điều trị bằng biện pháp y tế: Khi điều trị bệnh khô chân teo lườn, việc điều trị y tế là cách hiệu quả nhất để nhanh chóng trị dứt điểm các biểu hiện của bệnh, giúp gà hồi phục nhanh chóng. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành các biện pháp điều trị dựa vào việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm để tiêu diệt vi khuẩn; thực hiện các động tác xử lý vết thương trên da chân và lườn; tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp tăng sức đề kháng cho những con đang bị bệnh.
  • Chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận: Ngoài việc điều trị y tế thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách cũng rất quan trọng. Tạo môi trường tốt nhất cho gà nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu mà các chủ trại chăn nuôi cần thực hiện mỗi ngày. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường sinh sống của gà; tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đàn, tham gia đầy đủ các chương trình tiêm phòng đúng đắn theo chỉ dẫn của bộ y tế và bác sĩ thú y.
Cách điều trị gà bị khô chân teo lườn
Cách điều trị gà bị khô chân teo lườn

Khi phát hiện gà bị khô chân teo lườn cần lưu ý những gì?

Khi phát hiện gà bị khô chân teo lườn cần tiến hành chữa trị nhanh nhất có thể. Tuy nhiên các biện pháp cần được thực hiện đúng kỹ thuật, được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. Không tự ý chữa trị, tránh khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, khiến gà mất sức, lâu phục hồi, mất khả năng thi đấu ở các giống gà chọi.

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh sang những con khác, người chăn nuôi cần nhanh chóng tách riêng những con gà bị bệnh sang khu vực khác. Hạn chế việc lây lan diện rộng cũng giúp quá trình chữa trị, dập dịch bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tạo tiền đề tốt cho quá trình hồi phục, chống chọi bệnh, giảm thiểu số lượng tử vong trong đàn. Chính vì vậy việc đảm bảo chất lượng thức ăn, nước uống sạch sẽ, giàu dưỡng chất là điều cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *